CỘNG ĐỒNG

TIN TỨC BW

"Làm Cha Mẹ thật tuyệt vời"

  • STT.18
  • 2019/01/17
  • LƯỢT XEM : 959

Làm cha mẹ thật tuyệt vời!

Tuy nhiên, những người trong chúng ta có con cái đều biết rằng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phải mất rất nhiều thời gian và nỗ lực để đảm bảo rằng con trẻ lớn lên, cư xử đúng mực, được giáo dục đúng cách và thường thích nghi tốt với cuộc sống. Chúng tôi tìm thấy ở Bright Side bài viết về hành vi phổ biến nhất của trẻ em mà phụ huynh không nên làm ngơ!

* Im lặng về một hành vi chưa phù hợp của người khác

Quan trọng không phải chỉ cần bắt con tránh xa cái xấu hay người xấu sẽ giúp con an toàn như bạn mong muốn là chúng sẽ an toàn– vì khái niệm này cũng mơ hồ. Quan trọng là bạn cần giải thích cho chúng hiểu điểm khác biệt giữa việc trở thành kẻ nói dối …Đồng thời, người lớn cần bình tĩnh lắng nghe chúng và quan trọng là không phán xét. Sau đó, bằng tình yêu hãy giúp chúng hiểu vấn đề thật sự nằm ở đâu và cả bạn và con sẽ tìm cách giải quyết vấn đề đó.

 


 

* Trong mối quan hệ của anh chị em

Trước mỗi mâu thuẫn, tìm ra gốc rễ của vấn đề, lắng nghe tụi nhỏ giải thích hơn là đưa ra các nhận xét chủ quan từ bạn. Chắc chắn rằng tụi nhỏ sẽ không được gây ra các tổn thương thể chất cho nhau. Giúp chúng hiểu anh em trong nhà cũng như là một đội thật sự và dạy chúng cách giải quyết mọi vấn đề một cách công bằng. Giải thích cho tụi nhỏ tầm quan trọng của việc tôn trọng cảm xúc của nhau. Bản thân chúng ta cần dành thời gian đều cho mỗi đưa con - điều này sẽ giúp duy trì mối quan hệ trong gia đình. hạn chế việc so sánh khả năng giữa những đứa trẻ với nhau, bạn biết rằng, khi còn nhỏ mình cũng từng ghét điều này mà, đúng không?

 

 

* Hành vi ăn cắp vặt

Chọn thái độ trước hành vi này của con trẻ là cực kì quan trọng. Hãy bình tĩnh. Nếu nhóc con của chúng ta lấy đồ của ai đó lần đầu tiên mà bạn biết được, hãy trò chuyện để hiểu được động cơ của trẻ (khi lấy đồ của người khác) và giải thích cho trẻ rằng làm như vậy là hoàn toàn sai và không phù hợp. Yêu cầu nhóc con trả lại món đồ đó (hoặc trả tiền món đã ăn/sử dụng) và  nói lời xin lỗi với người liên quan. Nếu hành vi này lại tiếp tục lặp lại nhiều lần, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý. Đây không phải là quyết định mang tính quá khắt khe mà đơn giản vì bạn cần có sự trợ giúp của những chuyên gia về hành vi và tâm lý để việc ăn cắp không thành thói quen của trẻ.

 

 

* Thái độ thiếu tôn trọng người khác

Tìm hiểu lí do dẫn đến thái độ và hành vi này của trẻ là gì rất quan trọng.

Dạy cho con trẻ cách đúng đắn khi bày tỏ cảm xúc và nguyện vọng của mình là việc nên làm và thực hành thường xuyên. Tôn trọng không gian riêng của trẻ, điều chỉnh thái độ của bạn trước các tình huống có mặt trẻ tại đó cũng giúp trẻ hiểu được điều chúng ta muốn truyền đạt.

Những hành vi này có thể ví dụ như: gây ồn ào khi có người đang nghỉ ngơi, nơi công cộng, lấy đồ/vào phòng của người khác mà không xin phép,... 

Quan trọng là chính bạn cũng nên làm gương.

 

 

* Không trung thực 

Giải thích cho con trẻ hiểu tầm quan trọng của sự chịu trách nhiệm và chấp nhận hình phạt khi bản thân phạm lỗi (cần nghĩ hình phạt phù hợp để trẻ hiểu nói dối là không tốt, thay vì trừng phạt cho hành vi). Khuyến khích trẻ dành thời gian suy nghĩ về hình phạt và khơi gọi trẻ đưa các cảm nhận của chúng. Tương tự như thói quen cắp vặt, nếu trẻ thường xuyên nói dối, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý.

Đừng quên cách bạn sống là các dạy trẻ cụ thể nhất và chúng hầu như quên những lời bạn  dặn chứ không quên những gì chúng thấy bạn làm.

 

  

 

* Nhõng nhẽo

Hãy làm ngơ hoặc chuyển hướng hành vi của trẻ, cụ thể cho trẻ thời gian để điều chỉnh trạng thái của chúng.

Bạn có thể yêu cầu chúng bình tĩnh chọn cái này hoặc cái kia. Hoặc nói với trẻ là chúng ta sẽ nói chuyện nếu con bớt khóc, vì con khóc mẹ không nghe rõ con muốn nói gì!

Bạn cần cho chúng biết sự việc không gấp gáp và nghiêm trọng phải mè nheo hay đòi gì là được ngay tức khắc. Tập cho trẻ cách trình bảy mong muốn của chúng 1 cách rõ ràng bằng ngôn ngữ thay vì gào thét hay ăn vạ. và cũng đừng khiến trẻ cảm thấy chúng không đư ợc  yêu thương và chúng cũng là 1 phần của gia đình.

 

 

* Cư xử thô lỗ 

Cư xử thô lỗ với em nhỏ hơn, với phụ nữ hay với người lớn tuổi trong gia đình là điều chúng ta nên dạy trẻ đúng không nào?

Với điều này, bạn không chỉ nói cho trẻ là không được thô lỗ. Mà thay vài đó hãy làm gương và kêu gọi những người trong gia đình cùng làm gương cho trẻ. Điều này rất quan trọng, vì trẻ em thường không nhớ những gì ta nói mà chúng làm theo những gì ta làm. Thay vì nói “con nên phụ mẹ lặt rau, sẽ vui hơn khi cả nhà cùng lặt và phụ mẹ làm việc nhà đúng không nè?

 

 

Dịch và tham khảo và lấy cảm hứng từ BrightSide.

Xem bài gốc tại đây: https://brightside.me/inspiration-family-and-kids/7-types-of-child-behavior-that-are-dangerous-to-ignore-328410/