CỘNG ĐỒNG

TIN TỨC BW

"Đứa trẻ bên trong bạn là ai?"

  • STT.17
  • 2019/01/02
  • LƯỢT XEM : 1,156

 “Đứa trẻ bên trong chúng ta” có thể là cụm từ diễn tả rõ nhất những kí ức tuổi thơ mà dù bạn đã trưởng thành tại thời điểm hiện tại, đứa trẻ này vẫn ở đó, bên trong bạn. “Đứa trẻ” này vẫn tiếp tục tương tác với bạn ở thời điểm hiện tại. Đứa trẻ này là nguồn sức sống và sáng tạo.

Thúc đẩy mối phát triển với “đứa trẻ bên trong” có thể giúp bạn hàn gắn các vấn đề cảm xúc xuất phát từ những kí ức của sự không tôn trọng hoăc những khủng hoảng từ thời thơ ấu.

Cuộc sống trong thế giới như một người lớn có thể dập tắt kí ức về đứa trẻ bên trong bạn, nhưng bạn hoàn toàn có khả năng chiến đấu lại những áp lực này và kết nối lại với thời thơ ấu của chính mình.

  • Kết nối với tuổi thơ: Một cách để “hâm nóng” lại mối quan hệ với “đứa trẻ bên trong” chính là du lịch trở về tuổi thơ. Nhớ lại những khoảng thời gian vui vẻ, những kí ức đáng yêu, những kỉ niệm tuổi thơ. Bạn có thể quay trở về các cảm giác này bằng cách tạo lại các kỉ niệm. Bạn nghĩ sao nếu dành thời gian chơi bắn bi hay đá banh với mấy đứa nhóc hàng xóm? Hay may váy áo cho búp bê của con/cháu mình? Hoặc, bạn có nhớ cảm giác ngồi chơi đất nặn, làm xoong nồi rồi tạo một cửa hàng cho riêng mình?

 

  • Xác nhận các “góc đặc biệt của đứa trẻ bên trong”: Bạn biết đấy, dù mỗi chúng ta có các hoàn cảnh khác nhau, nhưng lại có những điểm rất tương đồng trong tuổi thơ của tất cả chúng ta. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang không kết nối được với đứa trẻ chính mình, hãy dành thời gian tìm hiểu xem lúc nào là lúc chúng ta mất kết nối và cố gắng liên kết với nó, có thể nó sẽ giúp bạn tìm lại đứa trẻ đi lạc của chính mình, và giúp nó quay trở lại cuộc sống, với bạn. Có vài biến cố có thể khiến đứa trẻ trở nên ẩn sâu, như:
    • Đứa trẻ bị bỏ rơi: Đứa trẻ trải qua sự chia ly, có thể từ việc bố mẹ li di, hoặc ảm thấy không được quan tâm vì sự ận rộn của bố mẹ. hoặc đứa trẻ bì xâm hại hoặc bỏ rơi, những kí ức đau buồn này có thể khiến đứa trẻ bên trong cảm thấy lạc long, cô đơn và không an toàn.
  •  
    • Đứa trẻ nghịch ngợm: là một đứa trẻ khỏe mạnh, năng động, luôn thích vui chơi một cách bộc phát mà không hề có cảm giác tội lỗi hay lo lắng.
  •  
    • Đứa trẻ sợ hãi: Đứa trẻ này thường nhận sự chỉ trích và những trải nghiệm về nỗi lo lắng mỗi khi nó không cảm thấy được khẳng định mình.

  • Bảo vệ đứa trẻ bên trong bạn.
    • Bằng cách viết một là thư cho “đứa trẻ bên trong bạn” – tại sao không? Đây có thể là một lời xin lỗi nếu bạn cảm thấy bạn đã bỏ bê nó và muốn hàn gắn. Hoặc đây cũng có thể là một lá thư đơn giản bày tỏ rằng bạn tôn trọng chính đứa trẻ bên trong mình, chấp nhận rằng nó là một phần của bạn và bày tỏ mong muốn được trở thành bạn.
  •  
    • Bạn cũng có thể thoải mái sắp xếp không gian sống của mình theo ý đứa trẻ, sao phải gồng mình vì những thú vui của người khác? Chúng ta đều là những đứa trẻ yêu màu sắc, vậy sao không thoải mái sáng tạo không gian màu sắc chứ?
  •  
    • Tôn trọng cảm xúc của đứa trẻ bên trong: Chẳng có gì quá khó khăn khi bạn khóc khi thấy buồn, cười lớn khi thấy vui và ôm người mà bạn thấy yêu quý họ, chẳng phải chúng ta từng là đứa trẻ đầy tình yêu? Bạn có thể thương lượng với đứa trẻ trong mình, nhưng khi đối diện với nhau, đừng cố gồng nhé, hãy chia sẻ cảm xúc với đứa trẻ của mình nhé!
  •  
    • Nhún nhảy theo điệu nhạc, đi chậm hơn dưới cơn mưa hay hát khi đi bộ sẽ khiến bạn thấy kết nối với đứa trẻ nhiều hơn và hàn gắn những kí ức chưa được thoải mái.
    • Hoặc tham gia các hoạt động xã hội với trẻ em

Hãy khám phá và chăm sóc cho đứa trẻ bên trong của mình nhé, bạn tôi?

 

Bài viết do BW dịch từ:  IwAR0ddhL53Ym4Q1laVh8492Khy5uKKx6zS3vXjfcYpa3cl6lUXu9WGhO_1HU