TIN TỨC BW
"Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam (tiếp theo)"
Di sản văn hóa phi vật thể
9. Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
10. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...)Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
11. Dân ca Quan họ
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới.
12. Ca trù
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam[1] kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
13. Hội Gióng
Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2010, hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
14. Hát xoan Phú Thọ
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới.
Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
15. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ. Loại tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.
16. Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.
17. Ví giặm Nghệ Tĩnh
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp).
Di sản tư liệu thế giới
18. Mộc bản triều Nguyễn
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
19. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
20. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012.
21. Châu bản triều Nguyễn
Châu bản là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực son đỏ. Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính được hình thành trong quá trình quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945), triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bao gồm văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản các vua ban hành cùng một số văn kiện ngoại giao và thơ văn ngự chế.
Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2014
Di sản văn hóa hỗn hợp
22. Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km.
Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới. Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.
Nguồn: internet